Cầm cố tài sản hiện nay đang trở thành xu hướng phổ biến ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Người đi cầm cố hay người tham gia dịch vụ nhận cầm cố đều hiểu được những quy định và các hình thức của cầm cố tài sản tương ứng. Ở bài viết này, Camdoxeoto sẽ gửi bạn những thông tin chi tiết về cầm cố tài sản và những hình thức đi kèm. Mời bạn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Cầm cố tài sản là gì?
Theo Khoản 1 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Cầm cố tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều 309 BLDS quy định Cầm cố tài sản là việc một bên ( bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia ( bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đối với quan hệ nghĩa vụ, để bảo đảm quyền và các lợi ích của người có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thể thỏa thuận xác lập một biện pháp bảo đảm đối vật. Bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình để khấu trừ phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Do đó, xét về phương diện ngữ nghĩa thì cầm cố tài sản là việc một người cầm trước (giữ sẵn) một tài sản của người khác để bảo đảm cho quyền, lợi ích của mình được đảm bảo.
Cầm cố tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Bất luận ở trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía và với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Việc cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp cầm cố được quy định từ Điều 309 đến Điều 316 Bộ luật dân sự năm 2015.
Hình thức của cầm cố tài sản
Theo Điều 310 BLDS có thể hiểu, nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, còn trường hợp cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản. Văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định.
Cầm cố tài sản là động sản có thể hình thức miệng hoặc hình thức văn bản
Đối tượng của cầm cố tài sản.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Đối tượng của cầm cố tài sản là các loại tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Chủ thể tham gia cầm cố tài sản.
Bên cầm cố ( bên có nghĩa vụ ): là bên phải giao tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ: B giao tài sản của mình cho A giữ với mục đích để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ số tiền vay A. Khi đó B là bên cầm cố, B có nghĩa vụ phải giao tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền đã vay của A.
Trường hợp người thứ ba là người không thuộc các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, giao tài sản của mình cho bên có quyền để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ví dụ: B vay A một khoản tiền, C là người giao tài sản của mình cho A để bảo đảm việc B trả nợ khoản tiền B đã vay A.
Bên nhận cầm cố ( bên có quyền ): là bên nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ đi cầm cố tài sản.
Đặc điểm của cầm cố tài sản
Đối tượng : tài sản đã hình thành. Có sự chuyển giao tài sản được phép lưu thông bởi vì khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng, không thực hiện được, thực hiện không đủ thì bên cầm cố được quyền bán những thứ được mang ra cầm cố. Tài sản chỉ được bán khi tài sản đó được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự của đôi bên.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ với bạn thông tin về các hình thức của cầm cố tài sản. Bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về cầm cố tài sản, hãy liên hệ với Camdoxeoto để được chăm sóc, tư vấn tốt nhất nhé!