Cầm đồ như thế nào chắc có lẽ là khái niệm không còn quá mới đối với rất nhiều người. Tuy nhiên để hiểu đúng về việc cầm đồ như nào sao cho đúng với quy định của phát luật của Việt Nam tại thời điểm hiện tại thì không phải ai cũng làm được điều đó. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu một cách chi tiết nhất về việc cầm đồ như thế nào thông qua bài viết chi tiết này nhé. Cùng bắt đầu ngay thôi.
Cầm đồ là gì? Cầm đồ như thế nào?
Cầm đồ ở đây được hiểu là việc bạn sẽ cầm một món đồ có giá trị nào đó của mình để đi đổi lấy một khoản tiền nào đó ở những cơ sở cầm đồ. Sau một khoảng thời gian theo đúng quy định của hợp đồng thì bạn sẽ mang số tiền theo đúng thỏa thuận ban đầu để trả lại cho tiệm cầm đồ và mang tài sản mình đã cầm cố về.
Khái niệm cầm đồ là gì?
Hiện nay có rất nhiều cá thể kinh doanh bằng cách cho thuê nặng lãi nhưng lại trá hình của dịch vụ cầm đồ. Nếu bạn cũng đang muốn cầm đồ thì hãy tham khảo thật kỹ mọi quy định của Nhà nước tại Bộ luật dân sự tại thời điểm hiện tại để không bị lừa đảo nhé.
Theo những quy định và nghị định được viết và ban hành ngày 01/07/2016 số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ cầm đồ thì người cầm cố tài sản khi đến với những cơ sở, tổ chức cầm đồ hợp pháp cần phải đặc biệt lưu ý là mang tài sản hợp pháp của bạn thân đến để cầm cố thì mới được chấp nhận.
Lãi suất cầm đồ theo quy định của Nhà nước hiện nay
Theo quy định hiện hành và mới nhất của thời điểm hiện tại thì lãi suất cầm đồ này không có một con số quy định cụ thể, tuy nhiên lại có những điều kiện ràng buộc là lãi suất là một con số không được vượt quá 20% / 1 năm. Vì thế khi bạn đi cầm đồ thì lãi suất lúc này sẽ được tính trên những điều kiện như sau:
Lãi suất cầm đồ theo quy định của Nhà nước
- Lãi suất sẽ được dả 2 bên thỏa thuận từ ban đầu, tuy nhiên nếu mà con số thỏa thuận này vượt ngưỡng 20% / 1 năm thì coi như thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực
- Trong trường hợp mà cả 2 bên không có bất kì thỏa thuận gì về lãi suất trong quá trình cầm cố, khi có bất kì tranh chấp gì xảy ra thì lãi suất lúc này được tính bằng một nửa so với lãi suất mà Pháp luật Việt Nam quy định tại thời điểm hiện tại.
Một số câu hỏi thường gặp về việc cầm đồ
Nhận được rất nhiều câu hỏi với ý nghĩa khác nhau nên hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp ngay trong bài viết này để anh em tham khảo. Đây là câu trả lời dựa trên quy định của Pháp luật tại thời điểm hiện tại vì thế anh em cần cập nhật thường xuyên để xem luật có gì thay đổi không nhé.
Chủ sở hữu tài sản được cầm cố sẽ có những quyền hạn như thế nào?
Dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự được ban hành vào năm 2015 tại điều 194 thì người mà là chủ sở hữu tài sản của mình thì họ sẽ có quyền được bán, được tặng, được cho mượn, được trao đổi, được thừa kế, được tiêu dùng, được từ bỏ, được tiêu hủy cái tài sản của mình.
Người không thuộc quyền sở hữu tài sản sẽ có những quyền gì đối với tài sản đó?
Dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự được ban hành vào năm 2015 tại điều 194 , đối với những người không không thuộc quyền sở hữu tài sản nào đó thì sẽ chỉ có quyền định là được đoạt tài sản này nếu như họ đã được người sở hữu tài sản đó ủy quyền hoặc nhận được sự yêu cầu của pháp luật.
Bị xử phạt bao nhiêu nếu như không có giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ?
Đối với trường hợp các cơ sở cầm đồ khi bị kiểm tra mà không xuất trình được giấy phép hợp động kinh doanh thì sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mô hình mà họ đang kinh doanh, có khi lên đến hơn 10.000.000 đồng