Cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thống phanh ABS như thế nào?

Hệ thống phanh ABS là gì

Hệ thống phanh ABS là một bộ phận được thiết kế nhằm mục đích giúp cho lái xe có thể chủ động được mọi tình huống khi tham gia giao thông trên đường. vậy cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thống này như thế nào? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây của Camdoxeoto.com nhé!

Hệ thống phanh ABS là gì?

Hệ thống phanh ABS là một hệ thống an toàn trên xe ô tô. ABS là hệ thống phanh điều khiển điện tử có các tính năng ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần phải giảm tốc. Điều này sẽ giúp lái xe tránh được hiện tượng văng trượt đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn khi lưu thông. Từ đó đảm bảo được tính ổn định cho thân xe ô tô.

Đối với các dòng xe hơi không được trang bị hệ thống phanh ABS sẽ rất dễ rơi vào tình trạng trượt, do độ bám đường giảm thấp hơn so với mức cho phép của bánh xe, lực truyền cho bánh xe không giúp cho ô tô tiến lên và ngược lại rất dễ gây mất kiểm soát.

Chính nhờ những ưu điểm đó mà kể từ thời điểm được ra mắt vào năm 1970, hệ thống phanh ABS rất được ưa chuộng. Góp phần giảm thiểu được đáng kể số vụ tai nạn xe hơi trên thế giới.

Hệ thống phanh ABS là gì

Hệ thống phanh ABS là gì?

Cấu tạo của hệ thống phanh ABS trên Ô tô gồm bộ phận nào?

Hệ thống phanh ABS có cấu tạo gồm các bộ phận như:

Cảm biến tốc độ

Được sử dụng để xác định được gia tốc hoặc làm giảm tốc của bánh xe. Cảm biến tốc độ sử dụng dòng cảm biến hiệu ứng Hall, nam châm hoặc bánh xe có răng, cuộn dây điện từ để tạo ra tín hiệu. Sự dao động của từ trường quanh bánh xe sẽ góp phần tạo nên điện áp cảm biến. Do điện áp là kết quả khi bánh xe quay nên nếu như xe di chuyển chậm, cảm biến này có thể sẽ không chính xác.

Cảm biến tốc độ

Cảm biến tốc độ

Van

Hệ thống van trên ABS có 3 vị trí trên đó sẽ có 1 van được điều chỉnh bằng hệ thống ABS. Nếu 1 van không hoạt động thì sẽ ngăn hệ thống chỉnh các van và kiểm soát áp suất cung cấp cho phanh.

+ Van mở: Khi đó áp suất từ xi lanh sẽ được truyền thẳng qua phanh

+ Van chặn dòng: Cách ly phanh khỏi xy lanh chủ để ngăn không cho áp lực tăng thêm nếu người lái đạp phanh mạnh hơn.

Máy bơm

Có chức năng khôi phục lại áp suất cho hệ thống phanh thủy lực sau khi van đã giải phóng. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh trạng thái của máy bơm để cung cấp áp suất mong muốn đồng thời sẽ làm giảm độ trượt.

Bộ điều khiển

Là đơn vị ECU đảm nhận vai trò nhận thông tin từ cảm biến tốc độ của bánh xe riêng. Khi 1 bánh xe bị mất lực kéo, tín hiệu sẽ được phát đến bộ điều khiển. Từ đó bộ điều khiển sẽ tự động giới hạn được lực phanh và kích hoạt hệ thống phanh ABS.

Hệ thống phanh ABS có cơ chế hoạt động như thế nào?

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được hoạt động dựa trên cảm biến tốc độ của các bánh xe sau đó sẽ gửi về cho ECU.

Khi ECU phát hiện ra 1 hoặc có nhiều bánh xe có tốc độ chậm hơn so quy định lúc này qua van thủy lực và bơm, hệ thống phanh sẽ tự động làm giảm được áp suất tác động lên đĩa để bánh xe ô tô sẽ không bị bó cứng. Hệ thống ABS sẽ tác động ấn và nhả thanh kẹp trên phanh đĩa với tần suất là 15 lần/s thay vì tác động một lực mạnh trong 1 thời gian khiến cho bánh xe có thể bị chết. Sau đó hệ thống máy tính sẽ điều khiển dựa trên thông số của cảm biến vận tốc và những thao tác của người lái xe để đưa ra được áp lực phanh tối ưu nhất cho các bánh xe.

Hệ thống phanh ABS có cơ chế hoạt động như thế nào

Hệ thống phanh ABS có cơ chế hoạt động như thế nào?

Trên đây là thông tin về Hệ thống phanh ABS mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Qua đó hy vọng sẽ giúp bạn nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh.