Đề xuất phạt cầm cố CMND/Thẻ căn cước lên đến đến 6 triệu đồng

cầm cmnd

Theo dự thảo mới thay thế nghị định 167 hiện tại, trong đó Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều quy định xử phạt liên quan đến các vi phạm về hoạt động cầm cố tài sản liên quan đến Chứng minh nhân dận (CMND) và thẻ Căn cước công dân. Trong đó có thông tin là: Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố CMND hoặc thẻ Căn cước công dân sẽ bị xử phạt từ lên đến 06 triệu đồng đối với người cầm cố và cả người nhận cầm.

 

Dự thảo hay liên quan đến quy định cầm cố CMND/Thẻ căn cước

Với dự thảo mới này, Bộ Công An đã đưa ra các đề xuất về việc về sử dụng cầm cố và nhận cầm cố liên quan đến CMND, thẻ Căn cước công dân vốn đang xảy ra rất phổ biến lâu nay.

Cầm cmnd/thẻ căn cước rất phổ biến
Tình trạng cầm cmnd/thẻ căn cước rất phổ biến hiện nay.

Có thể thấy đây là một mức phạt được cho thấy là rất nặng lên đến 06 triệu đồng đối với người cầm cố và nhận cầm cố. Đây được xem là đề xuất hay để giải quyết vấn nạn tín dụng đen trong an ninh xã hội hiện nay.

Ngoài ra, Đối với người sử dụng CMND hoặc thẻ Căn cước công dân giả, dự thảo đề xuất cũng nâng mức phạt từ 04 – 06 triệu đồng ( luật trước đây chỉ phạt từ 02 – 04 triệu đồng). Ngoài ra  trong dự thảo cũng thêm mức phạt nến cá nhân không xuất trình được CMND hoặc thẻ Căn cước công dân khi có yêu cầu lên mức từ 300.000 đồng  đến 500.000 đồng (thay vì 100.000 đồng – 200.000 đồng như trước đây).

 

Hiện tại nghị định 167 chưa quy định về phạt cầm cố CMND/Thẻ căn cước!

Theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP trước đây, liên quan đến những vi phạm về Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ Căn cước công dận, quy định cụ thể về nhiều trường hợp bị xử phạt, trong đó bao gồm:

  • Không xuất trình CMND khi có yêu cầu của người có thẩm quyền: Phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng;
  • Tẩy xóa, sửa chữa CMND: Phạt 01 – 02 triệu đồng
  • Làm giả CMND; Sử dụng CMND giả: Phạt 02 – 04 triệu đồng
  • Thế chấp CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật: Phạt 04 – 06 triệu đồng.

Qua những thông tin trên, Nghị định 167 đã có một “lỗ hổng” là không hề có quy định xử phạt người có hành vi cầm cố CMND/Thẻ căn cước. Do đó, thực tế hiện nay đã xảy ra phổ biến tình trạng nhiều người, đặc biệt là các sinh viên mang CMND đến các “cửa hàng cầm đồ” để cầm cố vay tiền rất dễ dàng… nhưng không lại không bị xử phạt. Điều này cũng làm phát sinh các vấn nạn về an sinh xã hội và các băng nhóm tín dụng đen, cho vay nặng lãi (bốc bát họ, bốc họ) hoạt động ngày càng rầm rộ trái pháp luật.

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 05/1999/NĐ-CP cũng quy định: “Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp…CMND”. Với CMND/Thẻ căn cước là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân và không phải là một loại tài sản để có thể sử dụng trong các giao dịch dân sự liên quan đến cầm cố, thế chấp…

Với dự thảo mới này, chắc chắn sẽ được nhiều người đồng tình ủng hộ. Vì nó góp phần làm giảm các tệ nạn về an sinh xã hội, và các băng nhóm tín dụng đen đang hoạt động ngày càng biến tướng và rầm rộ như hiện nay.

Nguồn Cầm đồ xe ô tô