Đem xe ô tô mua trả góp đi cầm cố có vi phạm pháp luật không?

dịch vụ cầm đồ ô tô mua trả góp

Xe ô tô mua trả góp hoặc đã đem đi thế chấp ở ngân hàng thì có cầm được ở tiệm cầm đồ hay không?  Bài viết này sẽ giải thích về vấn đề này cho bạn hiểu thêm về việc người đem xe ô tô mua trả góp đi cầm cố, và người nhận cầm cố là có bị vi phạm pháp luật hay không?

Bài viết này sẽ giải thích việc xe mua trả góp hoặc đã thế chấp ngân hàng thì có được phép mang đi cầm cố không?

Có thể bạn quan tâm >> Cách tra cứu xe ô tô có đang thế chấp ngân hàng hay không?

Xe ô tô mua trả góp qua ngân hàng hoặc công ty tài chính thì thuộc sở hữu của ai?

Bạn mua chiếc ô tô nhưng không đủ tiền trả một lần, do đó các cửa hàng bán xe thường kết hợp với ngân hàng để hỗ trợ bạn vay thêm khoảng tối đa 70% số tiền, và bạn chỉ cần khoảng tối thiểu là 30% số tiền để có thể sở hữu chiếc ô tô mơ ước.

Nếu bạn đồng ý vay, thì ngân hàng sẽ làm hồ sơ thế chấp tài sản chiếc ô tô này, và đăng ký tài sản này lên hệ thống  quản lý vay giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lúc này khi chưa trả hết nợ cho ngân hàng/hoặc công ty tài chính thì chiếc xe ô tô bạn mua trả góp vẫn còn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng và họ có quyền xiết nợ thanh lý tài sản này nếu bạn mất khả năng chi trả gốc và lãi cho họ.

Ô tô mua trả góp có cầm được không?

Do đó, xe ôto6 bạn mua trả góp nếu chưa trả xong hết nợ cho ngân hàng thì bạn không có quyền đem tài sản này đi mua bán, cầm cố ở tiệm cầm đồ hoặc các công ty tài chính khác.

Nếu bạn cố tình đem cầm cố tài sản bằng tài sản là xe ô tô đã đem đi thế chấp ở ngân hàng là bạn đã vi phạm hợp đồng vay với ngân hàng, do đó đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật, ngân hàng có thể khởi kiện bạn và người nhận cầm cố tài sản này.

Để có quyền đem đi cầm cố, mua bán xe ô tô này thì bạn phải hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán hết lãi và gốc cho ngân hàng và làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại phòng công chứng bạn đã đăng ký vay.

Xem chi tiết nội dụng tại đây : Xe mua trả góp có cầm được không?

Phạm tội gì nếu mang xe mua trả góp vẫn còn nợ ngân hàng đi cầm cố?

Trong trường hợp nếu như bên cầm cố vẫn chưa làm hồ sơ giải chấp xóa nợ với ngân hàng, mà vẫn cố tình đem đi cầm cố ở tiệm cầm đồ thì người cầm cố có thể chịu mức xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 – Bộ Luật hình sự 2015:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện; khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng; và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Ngoài ra, hợp đồng cầm cố giữa bên nhận cầm cố (chủ tiệm cầm đồ) và bên cầm cố sẽ bị vô hiệu hóa nếu như xác định đúng là tài sản là chiếc ô tô mua trả góp, vẫn chưa trả xong nợ cho ngân hàng tính từ thời điểm giao dịch.

“Điều 131: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Tại sao tiệm cầm đồ có thể nhận cầm xe ô tô mua trả góp qua ngân hàng?

Cầm đồ là hình thức kinh doanh hợp pháp, được pháp luật Việt Nam công nhận và có quản lý như các hình thức kinh doanh khác. Việc cầm cố tài sản để vay tiền giữa cá nhân với chủ tiệm được thỏa thuận theo giao dịch dân sự nếu tài sản đó là tài sản hợp pháp/chính chủ/không tranh chấp.

Khi muốn mang xe ô tô mua trả góp qua các tiệm cầm đồ, dù ngân hàng có toàn quyền với tài sản này! Nhưng một số tiệm cầm đồ vẫn có thể cho bạn vay thêm tiền với loại tài sản này vì xe của bạn vẫn có mức chênh lệch với thị trường, và họ cũng dựa theo khả năng tài chính của bạn về việc thanh toán nợ với ngân hàng để quyết định cho bạn vay thêm mức chênh lệch.

cầm đồ thanh tâm
Cầm đồ Thanh Tâm

Và dĩ nhiên, bạn phải giao lại xe cho chủ tiệm (người nhận cầm cố) để họ niêm phong tài sản tránh xảy ra tranh chấp giữa bạn với ngân hàng nếu có xảy ra.

Cầm đồ luôn có rủi ro cho chủ tiệm, do đó với các tiệm cầm đồ lớn, tài chính mạnh họ phải chấp nhận điều này để nhận được khoản lãi chênh lệch hàng tháng từ 2-3% với khoản tiền họ bỏ ra cho bạn vay.

Cầm ô tô mua trả góp ở đâu uy tín, an toàn?

Xe ô tô (xe hơi) mua trả góp, bạn cũng phải khó khăn lắm mới mua được. Đang trong tình thế kẹt tài chính, cần xoay vốn thì việc đem đi cầm cố cho tiệm cầm đồ là giải pháp tốt trong tình thế cấp bách. Tuy nhiên, để đảm bảo được tài sản của mình thì tốt nhất nên tìm các tiệm cầm đồ lớn có uy tín để đặt niềm tin và giao tài sản.

Tiệm camdoxeoto.com của chúng tôi luôn có dịch vụ hỗ trợ cầm ô tô mua trả góp, để được nhận mức lãi suất tốt nhất, tìm hiểu về hợp đồng cầm cố loại tài sản này hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 037 283 7777 để được tư vấn thêm.

Địa chỉ : 86 Phạm Văn Hai, P.2, Quận Tân Bình TPHCM. Xem hướng dẫn đường đi đến cửa hàng của chúng tôi qua google maps tại đây : https://g.page/Camdoxeoto?share

Leave a Reply