Mượn xe của người khác đi cầm có được không?

Muon xe di cam bi toi gi?

Bài viết này sẽ nói về vấn đề vợ hoặc chồng, hoặc người thân khi mang xe ô tô đi cầm mà chưa được sự đồng thuận của 2 vợ chồng chủ xe là có bị vi phạm pháp luật hay không?

Có thể bạn sẽ quan tâm >> Kinh nghiệm cầm đồ cần biết để tránh rủi ro tiền mất tật mang

Chồng hoặc vợ có được phép tự ý mang xe đi cầm không?

Hỏi : Chồng tôi do thiếu nợ tự ý đem chiếc xe ô tô mang đi cầm, mà tôi chưa đồng ý vậy có được không? Ô tô có phải tài sản chung khi mua bán phải có chữ ký của hai vợ chồng không?

Trả lời : Xe ô tô là tài sản có giá trị, khi ô tô được mua xác định là tài sản chung của hai vợ chồng, nên khi chồng hoặc vợ muốn mang xe ô tô đi cầm cố phải được sự đồng ý thỏa thuận của hai bên. Vì nó liên quan đến việc mua/bán sau này, cần chữ ký của cả hai vợ chồng mới mua bán được.

Pháp luật có quy định về việc thỏa thuận khi đem tài sản đảm bảo đi cầm cố như sau tại Bộ luật dân sự 2015:

Quy định của pháp luật của bên cầm cố tài sản

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

 

Điều 330. Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;

2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;

3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Do đó, nếu chiếc xe máy hoặc xe ô tô đem cầm cố là tài sản chung của 02 vợ chồng, thì phải thông báo cho bên cho bên nhận cầm cố và phải được sự đồng thuận của cả 03 bên gồm : bên nhận cầm cố, bên cầm cố gồm cả 02 vợ chồng.

Việc chồng hoặc vợ tự ý mang chiếc xe đi cầm (là tài sản chung), thì hợp đồng có thể bị vô hiệu hóa bất cứ lúc nào. Bên nhận cầm cố nếu cố tình nhận sẽ có thể chịu rủi ro về pháp luật sau này.

Mượn xe đi cầm bị tội gì?

Hỏi : cho bạn mượn xe xong, bạn tự ý mang xe đi cầm cố mà chưa được sự đồng ý của chủ xe thì sẽ bị tội gì?

Trả lời : Trường hợp này rất hay xảy ra, ví dụ như : lỡ cho bạn thân mượn xe, hoặc cho thuê xe tự lái nhưng họ lại không sử dụng đúng mục đích thỏa thuận mà lại mang đi cầm cố. Theo pháp luật quy định về việc mượn xe ô tô hoặc xe máy rồi đi cầm cố như sau :

Đối với bên cầm cố

Trường hơp việc mang tài sản là chiếc xe máy, hoặc xe ô tô đi cầm cố không thuộc tài sản của mình là bạn đã vi phạm quy định của pháp luật. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, việc mang xe ô tô đi cầm mà chưa được sự đồng ý của chủ xe thì sẽ có thể bị ghép tội hình sự lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phạt tiền đến 100.000.000 đồng và bị phạt từ đến 20 năm.

Đối với bên nhận cầm cố

Trường hợp bên nhận cầm cố biết đây là tài sản không chính chủ, phạm tội mà có thì có thể sẽ chịu tội theo pháp luật quy định trong bộ luật hình sự 2015 như sau :

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do đó, nếu đây là tài sản không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, mà bên nhận cầm cố vẫn chấp nhận cầm thì hợp đồng cầm cố đó được xem như vô hiệu. Và bên nhận cầm cố sẽ phải trả lại tài sản cho chủ xe, và nếu có dấu hiệu hình sự sẽ bị truy tố theo pháp luật phạt tiền đến 50.000.000đ và bị tịch thu tài sản bất hợp pháp. Ngoài ra bên nhận cầm cố còn bị phạt tù đến 10 năm.

Hợp đồng cầm cố khi tài sản là xe mượn có bị vô hiệu không?

Đối với tài sản mà bên cầm cố không phải là chủ sở hữu, hoặc thuộc sở hữu chung thì nếu bên nhận cầm cố vẫn chấp nhận thì hợp đồng có thể bị vô hiệu nếu xảy ra tranh chấp. Theo bộ luật dân sự 2015 có quy định tại :

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

 

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

 

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

 

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Do đó, nếu xác định đây là xe không chính chủ hoặc xe sở hữu chung, thì người bên nhận cầm có thể chịu nhiều rủi ro về lợi ích khi xảy ra tranh chấp sau này.

Liên hệ cầm đồ xe ô tô để tư vấn

Nếu bạn đang muốn cầm xe ô tô, hoặc xe máy mà chưa biết về cách thức và lãi suất thì bạn có thể liên hệ dịch vụ Cầm Đồ Xe Ô Tô của chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ.

Chúng tôi nhận cầm cố các loại tài sản đảm bảo như : xe máy, xe ô tô, xe tải, nhà, đất với lãi suất thấp, uy tín với thủ tục đơn giản nhất hiện nay.

Địa chỉ : 86 Phạm Văn Hai, P.2, Quận Tân Bình TPHCM. (Google maps : https://g.page/Camdoxeoto?share )

– Điện thoại : 037.283.7777 (24/7).

– Website : https://camdoxeoto.com