Vợ gánh nợ khi chồng vay tiền rồi bỏ trốn

vay tiền nhanh

Tôi biết chồng mình thời gian trước có gặp một số khó khăn trong chuyện làm ăn nhưng anh không chia sẻ cụ thể. Tôi không rõ có đúng chồng tôi đã ký vào tờ giấy kia hay không. Tôi cũng chẳng thể lo nổi số tiền quá lớn để trả cho những người đòi nợ. Tôi phải làm gì để bảo vệ tài sản cũng như con cái của mình?

Tôi có nên báo cho chính quyền địa phương biết hoặc phải nhờ cậy tới cơ quan nào giúp đỡ để giảm thiểu rủi ro đến với gia đình mình?

Hiện giờ, chồng tôi bỏ đi không nhắn nhủ gì, cắt mọi liên lạc. Sau đó, một nhóm người tới nhà đòi nợ với số tiền lên đến 300 triệu đồng.. Buộc tôi phải đứng ra trả số tiền này!

Tôi không đồng ý thì nhóm người đó nói rằng trong vòng một tuần nếu không lo đủ tiền, họ sẽ đến lấy hết đồ đạc trong nhà, thậm chí đe doạ xa xôi việc có thể gây hại cho các con tôi. Tôi rất lo lắng về vấn đề này.!

Luật sư trả lời:

Theo điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau :

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Với quy định nói trên, nếu chồng bạn vay tiền mà không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình) và cũng không thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên thì bạn không có nghĩa vụ phải cùng chồng hoặc thay chồng trả tiền cho bên chủ nợ.

Hơn nữa, hoạt động vay nợ tín dụng đen thường với mức lãi suất rất cao, gấp nhiều lần mức trần lãi suất mà pháp luật quy định đối với hoạt động vay nợ nên các giao dịch vay nợ này không được pháp luật công nhận (bị vô hiệu). Theo đó, bên vay không có nghĩa vụ phải trả phần lãi mà hai bên đã thỏa thuận.

Xem thêm : Lãi suất tại các tiệm cầm đồ đang tính thế nào?

Trường hợp chủ nợ gây áp lực, đe dọa để buộc gia đình bạn phải trả nợ thì bạn có thể làm một số việc sau để bảo vệ gia đình mình:

Làm ngay đơn trình báo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ gửi cơ quan công an nơi bạn cư trú để có biện pháp ngăn chặn. Hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ có thể là: cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, đe doa giết người, làm nhục người khác, hủy hoại tài sản…

  • Không cam kết hay ký bất kỳ giấy tờ gì do chủ nợ đưa ra.
  • Phổ biến kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các thành viên trong gia đình trong các tình huống như ở nơi vắng người, di chuyển sáng sớm hoặc đêm muộn, khi có người theo dõi, đeo bám…
  • Ghi nhớ số điện thoại của trực ban công an xã, phường nơi bạn cư trú để liện hệ ngay khi cần.
  • Khi đối diện với những kẻ siết nợ cần giữ khoảng cách nhất định bởi chúng có thể mang theo hung khí và manh động.
  • Nếu các con bạn còn nhỏ thì có thể thể cho các cháu tạm lánh về nhà người thân trong khoảng thời gian nhất định.
  • Mạnh dạn chia sẻ việc bị siết nợ với các hộ gia đình liền kề để có sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
  • Không cho kẻ siết nợ vào nhà, trừ trường hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương.
  • Lắp camera an ninh ở những vị trí có thể bị tiếp cận, kết hợp cả camera công khai và camera bí mật.

 

Nguồn VNexpress – https://vnexpress.net/phap-luat/chong-vay-tien-roi-bo-di-vo-co-phai-tra-thay-3966449.html